31°C Ho Chi Minh
September 10, 2024
Thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam trong khủng hoảng chuổi cung ứng toàn cầu
Materials

Thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam trong khủng hoảng chuổi cung ứng toàn cầu

Aug 23, 2023

Thị trường vật liệu xây dựng đang đối mặt với những thách thức vượt trội trong bối cảnh của khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu và tình hình bất động sản đóng băng. Sự kết hợp này đã tạo ra một cảnh tượng phức tạp và thúc đẩy ngành xây dựng phải tìm kiếm những giải pháp sáng tạo. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại cùng với một số liệu báo cáo thể hiện xu hướng và tác động đối với thị trường

Khủng hoảng Chuỗi Cung ứng Toàn cầu

Theo những nghiên cứu gần đây, được tiến hành trên mẫu gồm 500 doanh nghiệp xây dựng trên khắp thế giới, đã cho thấy 80% trong số họ đối mặt với tình trạng thiếu hụt vật liệu xây dựng chính như xi măng, thép và gỗ. Trong khi đó, giá trị thương mại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đã tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, tác động lớn đến giá thành cuối cùng của vật liệu.

Thị trường Bất động sản đóng băng

Ngày 14/7, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) công bố Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý II và 6 tháng đầu năm 2023. Theo dữ liệu báo cáo của VARS, trong quý II có khoảng 3.704 sản phẩm được giao dịch (xấp xỉ 18% tổng nguồn cung mở bán mới), tăng hơn 30% so với quý I/2023, nhưng vẫn giảm 40% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình này được gia tăng bởi lãi suất ngân hàng đang ở mức cao nhất trong vòng 5 năm, đẩy các khoản vay mua nhà và đầu tư bất động sản trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Hệ lụy với ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Việc thị trường BĐS đóng bắng kéo theo sự sụt giảm sản xuất trong các ngành cung ứng vật liêu xây dựng, như báo cáo trong 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất, tiêu thụ của các doanh nghiệp xi măng giảm khoảng 20% so cùng kỳ năm 2022. Với ngành thép, sản xuất thép thô 4 tháng đầu năm 2023 cũng giảm 22% so cùng kỳ năm 2022, tương tự lượng tiêu thụ giảm 18%, xuất khẩu giảm 78%. Ngoài ra, trong sản xuất thép thành phẩm các loại, sản xuất thép xây dựng giảm 26,4%, bán hàng giảm 26% so cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu giảm 41,7% so cùng kỳ năm 2022”, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam Đinh Quốc Thái phản ánh. Tình trạng còn trì trệ với cả thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép, khi sản xuất của các loại này lần lượt giảm 5,3%; 39,1%; 24,1%; 13% so cùng kỳ năm 2022; và bán hàng lần lượt giảm 17,9%; 28,4%; 24,6%; 15,1% so cùng kỳ năm 2022”.

Gốm sứ xây dựng Việt Nam, từ năm 2021 đến nay, sản xuất và kinh doanh đã sụt giảm 30-35%, đặc biệt, năm 2022 lẫn quý 1/2023, thị trường gốm sứ xây dựng hầu như đóng băng cả sản xuất lẫn lưu thông…

“Bắt đầu năm 2021, lượng sản xuất của ngành chỉ đạt 50 – 60% sản lượng đầu tư đã ảnh hưởng tới hiệu quả chung toàn ngành. Thị trường trong nước chủ yếu tê liệt, đặc biệt là đầu năm 2023. Tuy vậy, tồn kho nội địa vẫn có 18-20% sản phẩm không tiêu thụ được. Giữa bối cảnh ấy, các doanh nghiệp bắt buộc phải tiếp tục cắt giảm sản xuất!”, đại diện Hiệp hội thông tin.

Trong khi đó, ngành kính và thủy tinh cũng không khả quan hơn mấy. Cụ thể, năm 2019 lượng tiêu thụ của khối doanh nghiệp sản xuất kính đạt 298-333 triệu m2 QTC; năm 2020: 210-228 triệu m2 QTC; năm 2021: 182-203 triệu m2 QTC, nhưng sang năm 2022 sụt xuống với lượng tiêu thụ 179-213 triệu m2 QTC, đến 5 tháng đầu năm 2023 thấp hẳn còn 54-82 triệu m2 QTC. Với tình hình ảm đạm, giai đoạn năm 2020-2021, doanh thu ngành kính, thủy tinh có lúc giảm 50-70%. Tiếp theo, 4 tháng đầu năm 2022 khi thị trường bất động sản đi vào chu kỳ suy giảm nghiêm trọng, từ thời điểm đó đến nay, nhu cầu của thị trường bất động sản với sản phẩm kính xây dựng lại càng thấp, đã gây ra tác không nhỏ đến sản xuất kinh doanh. Năm 2023, doanh thu toàn ngành khoảng 6 tháng đầu ước sụt 70-80% so cùng kỳ, đánh dấu một thời kỳ suy giảm kéo dài, liên tục.

Khó khăn về vốn và tác động từ thuế nhập khẩu

Một khảo sát mới đây đã chỉ ra rằng hơn 60% doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn vốn đủ cho các dự án hiện tại và tương lai. Điều này được gia tăng bởi thuế nhập khẩu tăng cao đối với vật liệu xây dựng quan trọng, đặc biệt từ các nguồn cung ứng nước ngoài. Điển hình như xi măng, ngay lúc này việc thuế xuất khẩu tăng, thì mặc dù nghị định ban hành nhưng đề nghị xem xét giãn thời gian. Còn với thực tế lãi suất các ngân hàng giảm ít, Ngân hàng nhà nước không thể can thiệp sâu hơn vì nguyên tắc giao dịch là thực hiện giữa ngân hàng với doanh nghiệp, mà ngân hàng cũng là doanh nghiệp. Do đó từ điều kiện trong nước lẫn xuất khẩu, các hiệp hội nên nghiên cứu tiết giảm sản lượng sản xuất để tương ứng thực tế.

Triển vọng và điều chỉnh

Tuy thách thức ngày càng gia tăng, có những dấu hiệu tích cực. Các doanh nghiệp xây dựng đang tìm kiếm sự đa dạng hóa nguồn cung cấp và tìm kiếm các giải pháp thay thế vật liệu truyền thống. Sự thúc đẩy các dự án bền vững và tập trung vào quản lý tài chính thông minh cũng đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ giải tỏa vướng mắc liên quan đến pháp lý, giúp sớm triển khai dự án, khơi thông nguồn vốn, tạo điều kiện, cơ chế luật pháp rõ ràng cho các hình thức huy động vốn, để những dự án xây dựng thương mại tư nhân tiếp tục gia tăng, mở nguồn tiêu thụ cho sản phẩm vật liệu xây dựng.

Mặt khác, thúc đẩy giải ngân, triển khai dự án đầu tư công mạnh mẽ, tạo động lực và nguồn việc dồi dào cho ngành xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng. Nhanh chóng giải ngân nguồn vốn vay mua nhà xã hội giúp khơi thông vốn và nhu cầu nhà ở thực tế. Qua đó giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững, tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho ngành xây dựng và thị trường vật liệu xây dựng.

Kết luận

Tình hình thị trường vật liệu xây dựng và bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức trong tình cảnh khủng hoảng chuỗi cung ứng và tình hình bất động sản đóng băng. Sự thích nghi và tìm kiếm cách giải quyết mới là yếu tố quyết định đối với sự thành công của ngành trong tương lai. Sự đổi mới trong quản lý tài chính, sử dụng công nghệ và thúc đẩy xây dựng bền vững có thể là chìa khóa để vượt qua những thách thức và tạo ra một ngành xây dựng mạnh mẽ hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Views: 0